Người mẹ không vui chút nào khi nhìn thấy bức ảnh cô chụp con gái trong toilet và một lúc sau đồng loạt các phụ huynh lên tiếng.
Mẫu giáo là môi trường giáo dục đầu tiên giúp trẻ bước vào xã hội và học cách hòa nhập với mọi người. Khi con mới chập chững đi mẫu giáo, hầu như bà mẹ nào cũng sốt ruột và muốn biết xem con hôm đó ăn, ngủ, nghỉ ra sao. Và cũng có những trường hợp, sự quan tâm của bố mẹ đã khiến cô giáo dở khóc dở cười.
Đa số các trường mẫu giáo không có toilet riêng biệt cho học sinh nam và nữ.
Mẹ Bối lại không vui chút nào khi nhìn thấy bức ảnh cô chụp con gái trong toilet. Bởi cô thấy bức ảnh chụp cảnh con gái cô đi toilet chung với một bạn nam trong lớp.
Nếu không có toilet nam nữ riêng, các trường mẫu giáo nên để vách ngăn thế này để các bé có sự riêng tư.
Một lúc sau các phụ huynh trong nhóm đồng loạt lên tiếng hỏi cô giáo: “Tại sao toilet nam và nữ trong trường lại không tách biệt?”.
Lập tức các phụ huynh đòi gặp hiệu trưởng trường mẫu giáo vì thấy nhà trường không có trách nhiệm với học sinh. Cuối cùng thì vấn đề cũng được giải quyết với lời xin lỗi lặp đi lặp lại của hiệu trưởng.
Trên thực tế, khi đi xin học cho con, nhiều phụ huynh chỉ để ý xem cơ sở vật chất của trường có sạch đẹp không, dụng cụ học tập như thế nào. Thậm chí họ cũng chỉ xem toilet có sạch sẽ và vừa tầm với con không chứ không để ý tới việc nhà trường có ngăn riêng toilet nam nữ không.
Lý do tại sao hầu hết các trường mẫu giáo không phân biệt nhà vệ sinh nam và nữ?
Tiết kiệm chi phí
Giúp giáo viên quản lý dễ dàng hơn
Đa số các trường mẫu giáo đều gặp khó khăn về nhân lực, một cô giáo có thể phải chăm tới 10 bé. Vì vậy nếu nhà vệ sinh nam nữ chung nhau, cô giáo có thể cùng chăm cả hai bạn. Nếu hai bé cùng đi vệ sinh một lúc có thể sẽ gây rủi ro vì các con có thể nghịch ngợm trong toilet khi không có người trông chừng.
Tạo không khí gia đình
Việc chung nhà vệ sinh cho cả nam và nữ trong trường mẫu giáo sẽ tạo cho bé cảm giác như đang đi toilet ở nhà mình và sẽ không sợ hãi.
Vậy trẻ mẫu giáo không nên phân biệt nhà vệ sinh nam nữ?
Người lớn thường cho rằng trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo chưa biết phân biệt giới, nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy.
Khi trẻ tầm 3 tuổi, nhận thức về giới bắt đầu nảy mầm. Lúc này các con sẽ có ý thức quan sát sự khác biệt ở người khác giới và tò mò về bạn khác giới.
Các bé ở lứa tuổi nhà trẻ (1-2 tuổi), có thể cho đi chung toilet vì cần cô giáo chăm sóc cẩn thận. Nhưng trẻ lứa tuổi mẫu giáo (3-5 tuổi) thì nên đi riêng hoặc phải có vách ngăn để dạy cho con về sự riêng tư, giáo dục con biết tự bảo vệ mình.
Theo Sohu