Hàng nghìn con giun thìa Urechis caupo, còn có tên gọi phổ biến là “cá dương vật”, nhuốm đỏ bãi biển Drake’s ở phía bắc bang California, Mỹ gây xôn xao cho người dân.
Theo tạp chí Bay Nature, những con giun thìa nằm trải dài trên cát trên bãi biển Drakes, cách San Francisco khoảng 100 km về phía tây bắc, sau một cơn bão hồi đầu tháng 12.
Nhà sinh vật học Ivan Parr cho biết: “Điều tương tự cũng xảy ra ở bờ biển Pajaro Dunes, Moss Landing, Bodega Bay và Princeton Harbor trong những năm qua”.
Hàng nghìn con “cá dương vật” dạt vào bãi biển.Theo Parr giải thích rằng sinh vật này thực sự được cấu tạo hoàn hảo cho cuộc sống ở dưới lòng đất.
Nhà sinh vật học cho biết con giun có thể trượt lên xuống hang của nó để hút sinh vật phù du, vi khuẩn và các loại thức ăn khác.
Mặc dù chúng có vẻ hiếm, Parr cho biết những con giun thực sự khá phổ biến và có bằng chứng chúng đã tồn tại hàng trăm triệu năm.
Theo các chuyên gia từ tổ chức Bay Nature, biển động do cơn bão mạnh ngoài khơi có thể là nguyên nhân khiến cá dương vật đồng loạt rời khỏi hang và cuối cùng bị sóng đánh dạt bờ.
Cá dương vật được xem là đặc sản của người dân ở khu vực Đông Á.
Cá dương vật – có nhiều ở Hàn Quốc và Trung Quốc – thường vùi mình dưới cát, nằm sâu dưới chân những người đi biển.
Cá dương vật thường sống trong các hang hình chữ U ở vùng nước nông ven bờ hay vùng cận duyên. Loài giun thìa này cũng có nhiều mối đe dọa, bao gồm rái cá, cá bơn, cá mập, cá đuối, hải âu và kể cả con người. Cá dương vật được xem là đặc sản của người dân ở khu vực Đông Á.