Chủ nhân của con dê nói rằng khi con dê này sinh con, ông đã đến gần xem và bất ngờ vì những con dê con mà nó đẻ ra có một khuôn mặt giống hệt một em bé.
Một sự kiện bất thường vừa xảy ra tại làng Gangapur ở phía Đông Ấn Độ, khi người dân địa phương chứng kiến một hiện tượng đáng kì lạ và thu hút sự tò mò của họ.
Vào một ngày, ông Shankar Das, 46 tuổi, một người dân ở làng Gangapur, đã thấy kinh ngạc khi con dê của ông sinh ra một vật thể kỳ lạ. Sinh vật này có toàn bộ cơ thể màu trắng, chỉ có hai chân, không có lông, và điều đáng sợ nhất là nó có một gương mặt giống với một em bé thay vì một con dê con.
Khi ông Shankar tiếp cận gần hơn, ông cũng bất ngờ khi nhận ra rằng khuôn mặt của sinh vật này có nhiều đặc điểm giống với một em bé sơ sinh, bao gồm mũi, miệng và hốc mắt. Sinh vật này không có đuôi và tai cũng bị biến dạng. Sự kiện này khiến người dân trong làng tò mò và đến thăm trang trại của ông Shankar để xem xét sinh vật kỳ dị này.
Ông Shankar thừa nhận rằng sau nhiều năm làm nghề chăn nuôi, đây là lần đầu ông chứng kiến một hiện tượng lạ thường như vậy.
“Những người hàng xóm đã đổ xô đến nhà chúng tôi, ai cũng bất ngờ vì ngoại hình của nó giống hệt một em bé. Trước đây, con dê này đã từng sinh con một lần. Đây là lần thứ hai. Nhưng kết quả lần này khiến tôi và cả làng thất kinh”, ông Shankar nói.
Sau đó, gia đình ông đã chôn xác sinh vật này. Tuy nhiên, họ vẫn cảm thấy hoang mang và sợ hãi, vì theo một niềm tin tồn tại ở Ấn Độ, việc vật nuôi sinh ra sinh vật đột biến hoặc giống người sẽ mang lại điềm xấu cho chủ nhân của chúng.
“Một số người tin rằng đây là một dấu hiệu. Người ta xem xét những trường hợp sinh đột biến như cảnh báo từ Thượng Đế”, một người dân tên là Rakesh Kumar cho biết.
Một bác sĩ thú y địa phương, ông Fayyaz Ahmed, cung cấp một giải thích khoa học, cho biết dê thường sinh ra những con dê con có dạng đột biến. “Sự phát triển của bào thai trong tử cung của dê mẹ thường bị ảnh hưởng bởi bệnh sốt Thung lũng Rift. Ngoài ra, cũng có thể có các nguyên nhân khác dẫn đến biến đổi gen này. Chúng tôi khuyên những người nông dân nên đưa vật nuôi của họ đến gặp bác sĩ thú y để kiểm tra kỹ hơn”, ông Fayyaz khuyên.